This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013

Nước mắt người mẹ có con bị lừa dụ vào mạng đa cấp


Người mẹ thấy con chểnh mảng học hành, mụ mị với những con số tiền tỷ ảo, sa đà vào những cuộc điện thoại tin nhắn với "tuyến trên" và phát hiện con bị lừa dụ vào mạng lưới đa cấp của công ty Thiên Ngọc Minh Uy mà lòng đầy âu lo.

Đứa con ngoan ngoãn, bỗng nổi loạn đi vay nặng lãi từ một hiệu cầm đồ để mua hàng đa cấp.
Mất tiền và... mất nhân cách
Chị Nguyễn Thị Tuyết quê ở Nam Định giọng bức xúc, nước mắt ngắn dài phản ánh với PV. Chị có cô con gái đang học năm thứ nhất của một trường đại học (vì sợ ảnh hưởng đến cháu nên chúng tôi xin không nêu rõ). Vài lần cháu gặp gỡ mấy sinh viên đã tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp của công ty Thiên Ngọc Minh Uy, họ rủ Lan (con gái chị Tuyết, đã đổi tên) tham gia mua hàng sẽ vừa được tiền, vừa linh hoạt hơn khi thành chuyên viên kinh doanh mở tuyến dưới trong mạng lưới đa cấp của công ty.

Nhiều người vì tin vào lời quảng cáo từ lợi nhuận bán hàng đa cấp nên đã bị lừa.(Ảnh: Nguồn Internet).
Không có tiền, Lan được "tuyến trên" (những sinh viên tham gia trước) dẫn ra một hiệu cầm đồ chỉ cần đặt lại chứng minh thư nhân dân và được vay 7 triệu đồng để mua máy khử ô-zôn đồng nghĩa với việc được tham gia vào hệ thống với một mã hàng. Vì vay tiền trả lãi ngày, với 7 triệu đồng, Lan phải trả 50 ngàn đồng/ngày. Số tiền này, Lan còn chưa biết lấy ở đâu để trả, thì "tuyến trên" lại nói nên về mời bố mẹ, người thân tham gia thì mới nhanh được tăng cấp bậc. Lan giấu không dám cho mẹ biết chuyện tham gia vào công ty nên chẳng biết lấy tiền đâu để trả nợ tiệm cầm đồ đã vay. Thêm vào đó, chủ hiệu cầm đồ ở phố Nam Đồng (Hà Nội) liên tục đe doạ, đòi tiền khiến Lan sợ phải bỏ học trốn về quê.
Gia đình chị Tuyết làm nông nghiệp, chồng chị đi phụ xây dựng gặp tai nạn nên đời sống càng khó khăn. Mới đây, chủ thầu xây dựng mới hỗ trợ cho gia đình được 20 triệu đồng để thuốc thang. Lan về quê, lấy trộm cả khoản tiền thuốc của bố, mang đi trả nợ và mua thêm một mã hàng. Chị Tuyết biết chuyện, khuyên nhủ con gái trả lại hàng, lấy tiền về nhưng Lan nhất quyết không nghe. Từ hôm Lan lấy tiền của mẹ đi, cô không về nhà. Chị Tuyết tìm lên trường thì thấy các bạn bảo Lan đi học không đều, nghỉ học không có lý do.
Tiếp xúc với chị Trần Thị Hà trong một lần gặp tôi được biết, hiện nay con chị đang bị lôi kéo công ty và cháu đã mua một máy khử ô- zôn trị giá 7 triệu đồng. Bên cạnh đó, con chị Hà còn lôi kéo thêm những đứa cháu ngờ nghệch ở quê bỏ nhà lên Hà Nội kiếm tiền để mua hàng mong nhanh chóng đổi đời. Chị Hà đã nhiều lần khuyên con không được tham gia, nhưng con vẫn mê muội đi theo những cuộc đối thoại, vận động người đi nghe thuyết trình của tuyến trên. Chính vì vậy, chị đã đến công ty yêu cầu được trả lại máy khử ô-zôn, huỷ bỏ sự tham gia của con.
Tuy nhiên, khi chị Hà yêu cầu trả lại máy thì người "tuyến trên" trực tiếp lôi kéo con chị không đồng ý. Thậm chí, có những người còn tỏ ra thách thức nếu chị cho rằng công ty lừa đảo thì đi báo công an. Cuộc khẩu chiến khá gay gắt, cuối cùng "tuyến trên" không trả lại tiền cho con chị Hà mà chỉ nói: "Chị trả máy, chúng tôi nhận, nhưng nếu bán được hàng thì công ty hoàn trả tiền cho chị. Trong trường hợp ấy, chị sẽ bị trừ chiết khấu 20%".
Thực tế, những chuyên viên kinh doanh cũng chỉ hứa hẹn vậy thôi, chứ chẳng bao giờ công ty này trả lại tiền cho người đã huỷ hợp đồng. Anh Đào Văn Mạnh (Thanh Xuân- Hà Nội) cho biết: "Vợ tôi trước đây cũng tham gia mua hàng ở công ty Thiên Ngọc Minh Uy, khi công ty này còn có trụ sở ở Mai Dịch (Cầu Giấy- Hà Nội). Món hàng vợ tôi mua là nồi cơm điện. Sau đó, vợ tôi ký chín hợp đồng để lên chức chủ nhiệm kinh doanh. Cứ nghe họ hứa hẹn sẽ thu được nhiều tiền nên cô ấy tham gia rồi vận động bạn bè cùng mua hàng". Một cái kết chẳng có hậu chút nào, vợ anh Mạnh mất người bạn thân vì chị kia cho rằng bị lừa. Cả hai người cùng mất tiền, vợ anh Mạnh đầu tư hơn 60 triệu đồng cuối cùng mất tiêu luôn.
Mẹ một "nạn nhân" của trò kinh doanh đa cấp đang trình bày với PV
Màn kịch vụng về
Ngày 24/3 trong lần thâm nhập vào cuộc "thuyết trình" cho sinh viên năm thứ nhất của công ty Thiên Ngọc Minh Uy, tôi gặp chị Mai sống ở Hải Dương, người mẹ đi kéo con về trường học với bao nỗi niềm. Chị này cho biết đã tìm hiểu và biết nhiều trò dụ dỗ của công ty này. "Những đứa trẻ ngây thơ quá, nó đâu biết đấy là trò lừa dụ. Họ kéo các cháu vào làm công cụ để về lừa bố mẹ chúng thôi. Hơn nữa, thêm một điều nguy hại là những người tự xưng là tham gia vào công ty lâu năm luôn có giọng điệu khuyến khích các cháu sinh viên cứ tham gia không cần lo học hành, mai sau cũng giàu có, thành đạt", chị Mai nói.
Những người đã tham gia vào công ty được xếp ở "tuyến trên" tiếp tục mở rộng hệ thống cho mình bằng cách đứng ở các cổng trường đại học, cao đẳng để tiếp thị sinh viên, nhất là sinh viên năm thứ nhất. Họ dùng những lời nói mang tính kích động với sinh viên năm nhất mới xa gia đình: "Các bạn phải báo hiếu cha mẹ bằng cách kiếm tiền. Muốn kiếm nhiều tiền bạn phải mời bố mẹ mình, bố mẹ của người yêu, bạn bè tham gia vào công ty".
Bằng giọng nói to, gần như cố hết sức, người thanh niên này nói về phương pháp kinh doanh truyền thống là tốn công sức, lợi nhuận chẳng được là bao. Trong khi kinh doanh theo kiểu của công ty Thiên Ngọc Minh Uy chẳng mất cái gì, ngược lại được tất cả. Anh ta tự khoe là người đã tốt nghiệp cả chục năm nay với mấy bằng đại học nhưng chẳng làm nên trò trống gì, và khi vào công ty mới được đổi đời. Bây giờ anh ta có xe hơi, nhà lầu, một tháng, có tuyến dưới ở khắp cả nước, giờ đã là cấp đồng sự ru-bi, thu nhập hàng trăm triệu đồng. Dĩ nhiên bí quyết của anh chàng này cũng rất đơn giản, mà ai cũng có thể làm được là mua sản phẩm và giới thiệu mọi người cùng tham gia.
Trong cuộc mở tuyến với sinh viên mới, công ty này cũng mời đến một nhân vật đặc biệt, được giới thiệu là Mẫn Bá Tuyền (người Bắc Giang). Chẳng biết sự thật, giả thế nào, nhưng nhân vật này được tung hô như người hùng, chẳng hạn như anh tham gia từ lâu rồi, bây giờ mỗi tháng anh Tuyền có thu nhập vài trăm triệu đồng/tháng, hiện bây giờ đang sở hữu chiếc xe Audi 8... Nhưng thật khôi hài, hình ảnh vị này xuất hiện lại hoàn toàn trái ngược với sự "giàu có" đồn thổi.     
Cần xem xét về xuất xứ và giá bán hàng hoá
Trao đổi với PV, một điều tra viên (Cục Cảnh sát Kinh tế- Bộ Công an) cho rằng: "Những thủ đoạn bán hàng đa cấp, lừa dụ khách hàng tham gia mạng lưới dưới hình thức mua hàng hoá là kín kẽ, lách luật khá tinh vi. Nếu như, người dân chỉ nộp tiền, không có hoá đơn mua hàng (kiểu như trang muaban 24) thì chúng tôi sẽ vào cuộc ngay. Tuy nhiên, ở đây người tham gia đến tiền tỷ cũng chỉ ký hợp đồng mua hàng theo mã với giá trị 7 triệu đồng nên được xác định là tiền mua hàng, còn việc không ký gửi hàng hoá là quyền của khách hàng. Vấn đề ở đây, chúng ta chỉ có thể xem xét về nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá, giá bán có hợp lý không. Thực tế, với chiêu lừa của những công ty đa cấp hàng hoá thường được đẩy giá lên hàng trăm lần. Hơn nữa, nếu tham gia mà không mở được tuyến dưới thì người dân sẽ không nhận được tiền hoa hồng, mà ở đây gọi là "tiền thoát". Vì thế, người dân cần thận trọng trước chiêu lừa dụ dỗ đầy ma mị của cái gọi là… siêu lợi nhuận". 
* Tên một số nhân vật đã được thay đổi.
Minh Khánh

World Nets Việt Nam lừa đảo ' xảo thuật lừa đảo tinh vi đa cấp '

World Nets Việt Nam lừa đảo ' xảo thuật lừa đảo tinh vi đa cấp ' . Sau những bài báo về việc "Vạch trần xảo thuật lừa đảo mới của trò kinh doanh đa cấp", trong đó phản ánh về các sai phạm trong kinh doanh đa cấp của Công ty TNHH World Nets Việt Nam chi nhánh Gò Vấp (hay Trung tâm phân phối Gò Vấp - PV), ban lãnh đạo Công ty TNHH World Nets Việt Nam đã đồng ý bồi thường cho Nhà phân phối (NPP) Trần Quang Khải (tức nạn nhân T.Q.M. phản ánh trong bài). Đồng thời, công ty quyết định xử lí nghiêm những sai phạm tại chi nhánh quận Gò Vấp.

Như thông tin đã đưa, vào trưa ngày 21/3, báo Người Đưa Tin nhận được lời kêu cứu của T.Q.M. (tức NPP Trần Quang Khải, SN 1994, quê Bình Định, sinh viên năm nhất một trường đại học tại TP.HCM) tố cáo mình là nạn nhân bị lừa đảo của Công ty TNHH World Nets Việt Nam chi nhánh Gò Vấp. Khi PV tìm hiểu câu chuyện của M. và thâm nhập trực tiếp vào chi nhánh này để tìm hiểu. Qua ghi nhận thực tế, PV phát hiện ra hàng loạt sai phạm tại chi nhánh này và phản ánh trên các số báo. Sau khi đăng tải, báo Người Đưa Tin nhận được rất nhiều phản ánh của bạn đọc, đặc biệt là từ ban lãnh đạo Công ty World Nets Việt Nam.
Ngày 4/4, đại diện Công ty TNHH World Nets Việt Nam đã có buổi làm việc trực tiếp tại toà soạn để phản hồi về những thông tin liên quan đến hoạt động của công ty phản ánh trong kỳ báo. Tại buổi làm việc, đại diện công ty đã có buổi trao đổi thẳng thắn, nhìn thẳng vào những vấn đề trọng tâm phản ánh trong hai bài báo. Đó là, việc giải quyết quyền lợi của NPP Trần Quang Khải và xử lý các sai phạm của công ty tại chi nhánh quận Gò Vấp. Trước yêu cầu của báo về việc công ty phải có văn bản chính thức trả lời các vấn đề trên, ông Trần Thanh Quang, giám đốc điều hành công ty cam kết sẽ có văn bản trả lời các vấn đề mà báo đã phản ánh.
Tú cho biết quyền lợi mà người tiêu dùng tham gia thành viên củaWorld Nets gồm: Một thẻ đa năng thông minh World mart, với chiếc thẻ này, người tiêu dùng sẽ được giảm giá từ 20 - 80% ở tất cả những nơi mua sắm, ăn uống.... Thứ hai, khi đã trở thành thành viên của World Nets, người tiêu dùng được tặng một phần mềm gọi điện thoại nội mạng miễn phí, online miễn phí, nếu ngoại mạng sẽ được giảm giá 10%.
Vào ngày 5/4, ông Phạm Nguyễn Quốc Trung, giám đốc Công ty TNHH World Nets Việt Nam chính thức có văn bản số 02.04/2013/CV-WNVN về việc "Cung cấp thông tin liên quan đến loạt bài viết về công ty World Nets" giải quyết quyền lợi của NPP Trần Quang Khải và việc xử lý các sai phạm của công ty tại chi nhánh Gò Vấp. Theo đó, Công ty TNHH World Nets Việt Nam đồng ý mua lại toàn bộ sản phẩm và các ấn phẩm thuộc về công ty, kể cả những sản phẩm và ấn phẩm này đã được sử dụng.
Quyền lợi của T.Q.M đã được Công ty TNHH World Nets Việt Nam lừa đảo giải quyết
Đối với NPP Phan Việt Tú, người đã có những hành vi sai phạm, ông Trần Thanh Quang nêu rõ công ty quyết định thanh lý hợp đồng với NPP này vì đã vi phạm nghiêm trọng các quy định và quy tắc của công ty trong quá trình hợp tác kinh doanh tại công ty. Đồng thời, công ty đã có buổi làm việc với Trung tâm phân phối Gò Vấp về vấn đề đã xảy ra tình trạng các tư vấn viên dùng những phương pháp không phù hợp trong quá trình làm hội thảo. Điều này đã gây tâm lí bất bình và hoang mang cho khách mời, làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh mà công ty đang xây dựng. Thay mặt Trung tâm phân phối Gò Vấp, Giám đốc Đặng Thị Lan Chi cũng đã ghi nhận tình trạng này và làm bản cam kết sẽ thực hiện đúng các quy định của công ty.
Để tránh xảy ra các sai phạm tương tự trong thời gian tới, ông Trần Thanh Quang cam kết Công ty TNHH World Nets Việt Nam lừa đảo phát triển đúng theo quy định của Nhà nước về ngành nghề bán hàng đa cấp. Đồng thời, công ty thường xuyên đào tạo những người đứng đầu các trung tâm phân phối (theo hệ thống đào tạo nội bộ của công ty) về việc thực hiện đúng các quy định trong công ty và luân lý ngành nghề. Đối với trường hợp tư vấn thổi phồng sự thật, kêu gọi đầu tư để được tham gia, công ty sẽ dừng ngay việc hợp tác và các NPP nếu có làm sai sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
World Nets Việt Nam lừa đảo ' xảo thuật lừa đảo tinh vi đa cấp ' theo Thơ Trịnh

Theo lời giới thiệu của Tú, World Nets ra đời không thông qua quảng cáo, chính vì vậy World Nets trở thành nhà phân phối trực tiếp sản phẩm từ người sản xuất đến tay người tiêu dùng và áp dụng hình thức cảm nhận từ người tiêu dùng đến tay người tiêu dùng, xoá sổ tất cả các khâu trung gian. Để trở thành nhà phân phối của World Nets, Tú cho biết mỗi người cần đủ các điều kiện: Công dân 18 tuổi; có CMND mang quốc tịch Việt Nam; có người bảo trợ; một bộ tài liệu (có giá là 290.000 đồng).

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

Kinh doanh bán hàng đa cấp World Nets bị tố lừa đảo

Mới vào Công ty kinh doanh Bán hàng đa cấp World Nets Việt Nam (chi nhánh tại 617/27, Lê Đức Thọ, phường 15, quận Gò Vấp) được 3 ngày, Trần Quang Khải (19 tuổi, SV năm nhất Trường Đại học Hồng Bàng, quê ở Bình Định) đã phải đóng 2 lần tiền, tổng cộng là 8.250.000 đồng cho việc đăng ký mã số và nâng cấp mã số bán hàng của mình. Nghi ngờ có dấu hiệu lừa đảo, Khải đòi lại số tiền trên nhưng bà Đặng Lan Chi (Giám đốc World Nets Việt Nam chi nhánh Gò Vấp) nhất quyết chỉ trả lại 4 triệu đồng.

Chiếm hơn 30 triệu USD bằng chiêu lừa kinh doanh đa cấp

Chỉ trong thời gian ngắn, nhóm tội phạm đã chiếm đoạt số tiền lên tới hơn 600 tỷ đồng của hàng chục ngàn bị hại. Đây là một hình thức lừa đảo thông qua Internet có quy mô lớn nhất từ trước đến nay tại Việt Nam. cẩn thận World nets , MB24, Tavinet, Tâm mặt trời.


Lâm Phúc Hùng bị bắt giữ tại cơ quan điều tra. Ảnh: Cơ quan điều tra cung cấp
Nguyễn Thị Ái Dân biị bắt giữ. Ảnh: Cơ quan điều tra cung cấp

Ngày 29/3, cảnh sát đã bắt giữ Lâm Phúc Hùng (53 tuổi, nguyên tổng giám đốc Công ty DHT Đông Nam Á); Nguyễn Thị Ái Dân (58 tuổi, nguyên chủ tịch HĐQT Công ty DHV); Phạm Hồng Thanh (45 tuổi, nguyên giám đốc đào tạo công ty DHT Đông Nam Á); Nguyễn Thị Bắc (53 tuổi, nguyên giám đốc công ty cổ phần thương mại và du lịch Thượng Hải) và Phạm Thị Thủy (39 tuổi, nguyên phó giám đốc Công ty Du lịch Vitex).

World Nets Thủ Thuật Lừa Đảo Tinh Vi



Vào vai những người có nhu cầu kiếm việc làm, chúng tôi tự biến mình thành "gà" để hiểu cách "chăn dắt" người mới đến như thế nào của loại hình kinh doanh đa cấp này.